Vừa
qua tại Phú Thọ, Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia đã tổ chức, chuyên
đề “Tăng cường ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất Chè sạch”
nhằm giới thiệu các mô hình công nghệ mới.
Hiện nay, Việt Nam là quốc
gia đứng thứ 5 thế giới về diện tích chè, khối lượng xuất khẩu chè, tuy
nhiên giá bán lại xếp 10/11 nước, nguyên nhân chính là công nghệ
chế biến, thu hái chè vẫn còn lạc hậu.
Có tới 85% cơ sở chế biến chè chưa
đạt
Tính đến năm 2011, theo thống kê
của Cục Trồng trọt, diện tích chè cả nước hiện đạt trên 162.000 ha
với năng suất bình quân 77,4 tạ chè búp tươi/ha, sản lượng gần đạt
889.000 tấn, tăng 6,5% so với năm 2010. Nhìn chung, từ khi chọn tạo, nhập
nội được nhiều dòng chè năng suất, chất lượng cao đã đưa ngành chè phát
triển hơn cả về năng suất lẫn chất lượng, ngành chè đạt được nhiều thành
tựu về giống .
Về cơ cấu chè, hiện giống chè
mới từ cành chiếm 52%, diện tích chè chưa cải tạo còn 48%. Tuy nhiên,
tại các vùng sản xuất chè tập trung như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú
Thọ, Lâm Đồng, Yên Bái đã có hơn 170 ha vườn chè giống mới đầu dòng
được thẩm định, công nhận và đủ khả năng cung cấp trên 300 triệu hom
giống cho trồng mới và thay thế diện tích chè kém chất lượng trong
những năm tới.
Tuy nhiên, bên cạnh sự tiến bộ về
chọn tạo giống của ngành chè thì khâu thu hoạch, chế biến chè của
nước ta còn khá ảm đạm. Phó Cục trưởng Cục Chế biến - ông Đoàn Xuân
Hòa cho biết, vừa qua kiểm tra 31 doanh nghiệp chế biến chè ở các
tỉnh phía Bắc thì chỉ 16% cơ sở áp dụng tiêu chuẩn ISO và HACCP,
42% có phòng kiểm định KCS và 35% có vùng nguyên liệu.
Thực hiện Cơ giới hóa trong thu hoạch chè tại Phú Thọ |
Trong ngành chế biến chè
của Việt Nam vẫn còn những tồn tại, đó là là có quá nhiều doanh
nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện, quy chuẩn về nhà xưởng chế biến chè
cũng như vùng nguyên liệu. Thực tế hiện có trên 450 cơ sở chế biến chè
với tổng công suất theo thiết kế trên 4.600 tấn/ngày, năng lực chế
biến gần 1,5 triệu tấn búp tươi/năm, song hàng năm chỉ chế biến được
600.000 tấn búp tươi, chỉ bằng 40% công suất.
Đáng báo động hơn, Cục Chế
biến, thương mại NLTS&NM đã tiến hành tổng hợp kiểm tra đánh
giá và phân loại các cơ sở chế biến chè tại 10 tỉnh có diện tích
chè lớn nhất cho thấy, cơ sở có nhà xưởng, thiết bị công nghệ tiên
tiến, đảm bảo vệ sinh an toan thực phẩm - đạt loại A chỉ chiếm 14,2%, đạt loại B - thuộc diện
“vé vớt”, chiếu cố vì có nhiều yếu tố phải khắc phục là52% và
loại C - các cơ sở không đủ điều kiện sản xuất xấp xỉ 31%.
Ông Hòa cảnh báo: “Thực trạng trên
sẽ dẫn đến việc tranh mua nguyên liệu giữa các nhà máy, cơ ở sản xuất
chè bằng mọi giá, bất chấp tiêu chuẩn. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến chất lượng chè, hiệu quả chế biến thấp và tiêu tốn lãng
phí nhiên liệu động lực, đầu tư máy tách cẫng sơ chế. Đây là một
trong những nguyên nhân khiến giá xuất khẩu chè bình quân của nước ta
chỉ xếp thứ 10 thế giới”.
1 MÁY HÁI CHÈ = 15 NHÂN CÔNG
Trước thực trạng khủng hoảng
nhân lực và giá bán từ nhiều năm qua của ngành chè, GĐ Trung tâm
Khuyến nông QG - TS. Phan Huy Thông cho rằng, cần phải có cuộc cách mạng
cơ giới hóa đồng bộ trong chế biến, thu hoạch, tiêu thụ chè mới mong
bắt kịp công nghệ, xu thế các nước có ngành sản xuất chè phát triển
trong khu vực; tiến tới nâng giá chè Việt Nam sát hơn với giá chè
thế giới, để từ đó tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống người trồng
chè.
Máy xới cỏ chè |
Hiện có rất nhiều mô hình cơ
giới hóa, có thể đảm nhận tất cả mọi công đoạn trong sản xuất chè, đó
là:
+ Đầu tiên là mô hình cơ giới
hóa khâu xới cỏ chè. Hiện nay có rất nhiều loại máy móc phục vụ nông nghiệp, phục vụ công
tác xới cỏ chè, giúp giảm 75% thời gian lao động. Xới cỏ chè là công
việc khá nặng nhọc và tốn nhiều công lao động, trong năm bà con phải
dùng tay nhổ cỏ nhiều lần trong năm để cỏ dại không tranh dinh dưỡng
của cây chè và để đất tươi xốp. Bà con có thể liên hệ với Trung tâm
Khuyến nông tại địa phương để có địa chỉ mua máy, được hưởng các
chính sách ưu đãi..
+ Thứ 2 là mô hình cơ giới hóa công
nghệ tưới chè tiết kiệm phun mưa di động. Mô hình có ưu điểm là chủ
động được nước tưới theo đúng thời vụ, nâng cao hiệu quả phân bón và tiết
kiệm nhân công gánh nước tưới chè, phun thuốc Bảo vệ thực vật.
+ Mô hình cơ giới hóa trong sản xuất
Chè là mô hình thu hoạch chè bằng máy. Công đoạn hái chè là khâu tốn
nhiều nhân công và chi phí nhất. Theo tính toán của các hộ làm chè,
công lao động hái chè chiếm 40 – 45% tổng chi phí cho nương chè và
chiếm 25 – 30% giá bán chè búp tươi. Sử dụng thu hoạch chè bằng máy được
coi như là một cuộc cách mạng thay thế sức lao động trong sản xuất chè.
Tổng kết, theo đánh giá của
các hộ tham gia mô hình hái chè bằng máy: tuy chất lượng chè búp tươi
kém hơn so với hái thủ công, song hái bằng máy ưu điểm hơn hẳn về
năng suất và sản lượng, rút ngắn được thời gian giữa các lứa chè.
Trung bình, một ngày thu hoạch chè bằng máy có thể đạt 500 – 600 kg
chè tươi, tương đương 15 nhân công hái chè thủ công.
Thực tế cho thấy, hái chè bằng
máy giúp năng suất búp chè tăng trên 10%, không những thế nguyên liệu đó
còn có thể chế biến được cả chè xanh. Ngoài ra, hái chè bằng máy
còn giảm việc dùng thuốc bảo vệ thực vật do thời gian giữa hai lứa chè
kéo dài nên không có nhiều thức ăn cho sâu cộng quá trình hái chè
máy hút đi đáng kể lượng sâu và trứng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét