Chỉ 30% doanh nghiệp Việt Nam áp dụng các chứng nhận quốc tế về sản xuất Chè bền vững và an toàn, sạch như: VietGap, UTZ, RFA…

Hiện nay, 100% doanh nghiệp sản xuất chè trong nước đã ý thức được việc áp dụng ISO và HACCP nhưng tỷ lệ đạt chứng nhận chưa cao. Cả nước có khoảng hơn 300 cơ sở sản xuất, chế biến chè công nghiệp với công suất 900 nghìn tấn búp chè tươi/ năm, trong đó chỉ có 31 nhà máy có quy mô sản xuất lớn (30 tấn chè búp tươi/ ngày).

Chè xanh Việt Nam

Hiệp hội Chè Thái Nguyên Việt Nam đã tổ chức Hội nghị quốc tế chè Việt Nam tại  TP. Bảo Lộc -  Lâm Đồng vào ngày 21/12/2013. Theo báo cáo của Hiệp hội Chè, Việt Nam hiện là nước xuất khẩu chè đứng thứ 5 trên thế giới sau Kenya, Trung Quốc, Srilanka, Ấn Độ và là nước sản xuất chè xanh lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc.

Hiện nay cả nước có khoảng 300 cơ sở sản xuất - chế biến chè công nghiệp, trong đó có 31 nhà máy có quy mô sản xuất lớn chiếm 47% công suất chế biến chè công nghiệp; số nhà máy có quy mô vừa là 103 (10- 28 tấn búp chè tươi/ ngày) tương đương chiếm 43% công suất chế biến chè công nghiệp và còn lại là các cơ sở chế biến nhỏ, công suất 3 - 6 tấn búp chè tươi/ ngày và các hộ chế biến nhỏ lẻ, tự chế biến và sơ chế, chiếm 10% tổng công suất chế biến chè.

Theo khảo sát thực tế trong sản xuất nông nghiệp, có đến 70% các hộ dân trồng chè Việt Nam đã học, được hướng dẫn hoặc biết trồng chè theo hướng sản xuất chè an toàn – sạch. Tuy nhiên đa số những hộ dân vẫn làm theo thói quen canh tác truyền thống, ngay cả với việc chăm sóc, bón phân và phun thuốc trừ sâu… Hơn nữa, việc thu hái chè không đảm bảo kỹ thuật cũng ảnh hưởng lớn tới chất lượng chè. Về phía doanh nghiệp: 100% doanh nghiệp đã ý thức được việc áp dụng ISO và HACCP nhưng tỷ lệ đạt chứng nhận chưa cao, chỉ 30% doanh nghiệp áp dụng các chứng nhận quốc tế về sản xuất chè bền vững và an toàn, sạch như: VietGap, UTZ, RFA…




0 nhận xét:

Đăng nhận xét