Những năm gần đây, cây chè
đã và đang trở thành cây mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp, góp phần
nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống cho nhiều hộ đồng bào
dân tộc thiểu số vùng cao.
Chúng
tôi đến thăm gia đình ông Lý Xuân Bính, thôn Tà San, xã Lùng Vai (Mường
Khương), lúc này gia đình ông đang tập trung làm đất chuẩn bị vụ trồng chè vụ
thu 2013. Ông Bính cho biết: vào năm 2003, gia đình ông trồng hơn 1 ha chè và bắt
đầu cho thu hoạch vào năm 2007. Vào mùa thu hoạch, trung bình một tháng ông
Bính thu được 1,5 - 2 tấn chè búp tươi, nguồn thu 5- 7 triệu đồng. Khi được hỏi
về đặc điểm sản xuất chè, ông Bính cho biết, cây chè dễ trồng, chăm sóc đơn giản,
trồng 1 lần mà cho thu nhập nhiều năm. Năm 2013, ông Bính đăng ký trồng thêm
0,7 ha chè.
Chuẩn bị giống trồng chè vụ thu |
Ông
Nông Văn Chương - Phó Chủ tịch UBND xã Lùng Vai cho biết: toàn xã hiện có trên
600 ha chè kinh doanh, mỗi ha chè mang lại nguồn thu từ 50 đến 70 triệu đồng/ năm.
Năm 2013, xã Lùng Vai phấn đấu trồng mới 48 ha chè và hiện tại 100% số thôn, bản
trong xã đều có cây chè. Thôn xa trung tâm nhất là Cốc Lầy cũng đăng ký trồng
hơn 5 ha chè. Khi tham gia trồng chè, người dân được hỗ trợ về cây giống, phân
bón và được hướng dẫn kỹ thuật cũng như quy trình chăm sóc chè.
Trong những năm qua, cây chè ngày
càng khẳng định vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
nông thôn trên địa bàn các huyện vùng cao, trong đó có Mường
Khương. Ông Phạm Bá Uyên - Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Khương cho rằng, cây
chè phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác của huyện. Không những
giúp người dân có thêm thu nhập, cây chè còn có tác dụng chống xói mòn, là mô
hình canh tác bền vững trên đất dốc. Hiện, tổng diện tích chè tập trung trên địa
bàn huyện Mường Khương là 1.440 ha, năng suất chè búp của huyện dao động khoảng
40 - 50 tạ/ha/năm, sản lượng chè búp tươi năm 2012 đạt hơn 4.000 tấn, giá trị từ
sản xuất chè năm 2012 của huyện Mường Khương đạt 33,5 tỷ đồng. Sản phẩm chè chủ
yếu dành cho xuất khẩu. Nhiều hộ nhờ trồng chè mà đã xóa được nghèo, nâng cao
thu nhập.
Vụ
trồng chè năm 2013, huyện Mường Khương nhận kế hoạch trồng mới 250 ha chè tập
trung, trong đó, diện tích chè Shan chất lượng cao là 200 ha. Chè trồng mới chủ
yếu tập trung tại Bản Xen, Lùng Vai, Bản Lầu, Thanh Bình, Cao Sơn, Lùng Khấu
Nhin,...
Hiên
nay, huyện Bảo Thắng - địa phương có truyền thống và thế mạnh phát triển cây
chè đang có tới 800 ha chè, trong đó, có 660 ha diện tích chè kinh doanh. Thời
gian qua, Công ty TNHH 1TV Chè Phong Hải và chính quyền các xã thường xuyên tổ
chức hướng dẫn, tập huấn người dân kỹ thuật chăm sóc, thu hái chè và tạo điều
kiện trong khâu thu mua sản phẩm cho người dân. Năm 2012, toàn huyện tổ chức trồng
chè vượt kế hoạch 2 ha. Năm 2013, huyện phấn đấu trồng mới 33 ha chè chất lượng
cao tại xã Phú Nhuận. Đến nay, Phú Nhuận đã chuẩn bị đất, đang tiến hành đào
rãnh, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Chè Phong Hải đã chuẩn bị đủ
cây giống theo yêu cầu của vụ trồng chè.
Hiện nay trong sản xuất nông nghiệp,
cây chè không chỉ là cây xóa đói, giảm nghèo mà đã giúp nhiều gia đình có kinh
tế khá hơn, từng bước vươn lên làm giàu. Diện tích chè hàng
hóa toàn tỉnh Lào Cai đến nay có gần 4.400 ha, trong đó, là hơn 3.600 ha diện
tích chè kinh doanh. Sản lượng chè búp tươi liên tục tăng, năm 2011 sản lượng đạt
13.600 tấn, đạt 14.100 tấn năm 2012, trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt 5.330 tấn.
Thuận
lợi trong công tác trồng chè những năm gần đây, đó là cây chè được người dân
đưa vào trồng ngày càng nhiều, bởi nhận thấy lợi ích bền vững của nó. Vì thế,
phong trào mở rộng diện tích trồng chè thực hiện được người dân nhiều địa
phương đã tự nguyện đăng ký mở rộng diện tích.
Theo:
Báo Lào Cai
Tin liên quan:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét