Từ năm 2004, toàn tỉnh Lâm Đồng đã
đẩy mạnh đầu tư, khuyến khích các vùng sản xuất chè, các doanh nghiệp và người
dân thực hiện hiệu quả Chương trình Nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng sản
xuất chè ngon Thái Nguyên theo tiêu chuẩn VietGAP vào sản xuất.
Hơn 80 năm phát triển,
cây chè đã ăn sâu, bén rễ và tạo nên thương hiệu cho vùng đất Lâm Đồng. Hiện
toàn tỉnh đã có hơn 26.000 ha diện tích trồng chè với năng suất trên 7 tấn/ ha.
Mỗi năm, toàn tỉnh đạt sản lượng khoảng 162.000 tấn chè búp tươi, chiếm gần 27%
sản lượng chè cả nước. Đem lại thu nhập trên mỗi hecta chè là trên 280 triệu
đồng/ ha/ năm, đưa Lâm Đồng là tỉnh có thu nhập chè trên mỗi hecta đạt cao nhất
nước.
Vùng chè sản xuất theo tiêu chuẩn GAP tại xã Lộc Thanh, Bảo Lộc, Lâm Đồng |
Tỉnh Lâm Đồng đã sớm ý thức được vai
trò của chất lượng chè an toàn, sạch, chất lượng cao trong việc xây dựng, định
vị thương hiệu và tạo ra giá trị sản phẩm trong bức tranh ngành công nghiệp chè
sôi động, phát triển mạnh mẽ. Chính vì thế, từ năm 2004, tỉnh đã đẩy mạnh đầu
tư, ứng dụng GAP vào sản xuất. Vùng chè chất lượng cao cũng đã được tỉnh Lâm
Đồng quy hoạch tại thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và các huyện Di Linh, Bảo Lâm.
Hiện nay, toàn tỉnh đã có gần
4.900ha chè cao sản và chè chất lượng cao, trong đó có 20 tổ chức, cá nhân đã
được cấp giấy chứng nhận sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích
113 ha. Riêng Công ty Chè Phương Nam đã hợp tác sản xuất 50 ha chè chất lượng
cao theo tiêu chuẩn GlobalGAP với một số hộ dân Bảo Lộc.
Thành phố Bảo Lộc cũng đã tiến hành
xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất chè theo hướng GAP với quy mô lớn, hơn 100 ha
ở xã Lộc Thanh. Nhiều hộ nông dân nhận thấy được cái lợi của mô hình chè này
nên tham gia tích cực, hào hứng. Cán bộ xã Lộc Thanh cũng đã phối hợp với Ngành
Nông nghiệp huyện tổ chức tập huấn về quy trình, kỹ thuật chăm sóc chè theo tiêu
chuẩn VietGAP cho hơn 130 hộ dân.
Một hộ dân ở thôn Tân Bình I, xã Lộc
Thanh, thành phố Bảo Lộc - ông Phạm Ngọc Điều cho biết: “Gia đình tôi đã tiến
hành chuyển đổi 2 ha trồng chè cành sang 1,5 ha trồng chè theo tiêu chuẩn
VietGAP. Cái khó khi thực hiện theo tiêu chuẩn chè VietGAp là kỹ thuật chăm sóc
như: Phun thuốc phải đúng thời hạn, hái chè cần phải đúng kỹ thuật,… Nhưng mà
năng suất chè tăng lên gấp 2 - 3 lần so với cách trồng và chăm sóc chè truyền thống
nên gia đình tôi rất phấn khởi”.
Về vấn đề thu mua nguyên liệu chè, hiện đã có 2 doanh nghiệp
là Công ty chế biến chè Phương Nam và HTX Nông nghiệp BLao nhận thu mua sản
phẩm chè tiêu chuẩn VietGAP của bà con nông dân xã Lộc Thanh. Ông Tạ Công Triêm
- Trưởng phòng NNPTNT thành phố Bảo Lộc cho biết: “Trong những năm tới, thành
phố sẽ mở rộng mô hình này trên diện rộng và áp dụng trên những cây chè truyền
thống như chè Shan, TB14, LD97”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét