Ngành chè Việt Nam sẽ đẩy mạnh thực hiện chương trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trong hành trình hướng đến một nền sản xuất chè có trách nhiệm.

Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho Chè đã ra đời ngày 28/01/2008. Tiêu chuẩn này quy định các nội dung, nguyên tắc, phương thức quản lý và thực hành các hoạt động trong quá trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản và kinh doanh Chè tại Việt Nam.
Quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận sản phẩm Chè tại Việt Nam.


Diện tích trồng chè của Việt Nam hiện nay trên 100.000 ha với sản lượng hàng triệu tấn/ năm. Tuy nhiên, ngành chè còn nghèo nàn về chủng loại, mẫu mã, chất lượng và đặc biệt là búp chè nguyên liệu chưa đáp ứng tiêu chuẩn an toàn cho chế biến chè chất lượng cao; các hộ dân chưa chú trọng kỹ thuật canh tác, mức đầu tư thấp... dẫn đến giá trị xuất khẩu của mặt hàng này chưa cao. Chính vì vậy, điều kiện tiên quyết của ngành chè Việt Nam là phải tuân thủ nghiêm ngặt từ khâu chọn giống, sản xuất cho tới thu hoạch, chế biến, đặc biệt quan trọng là phải thực sự an toàn và sạch.
Sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP gồm 12 nội dung sau:
1.Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất.
2.Giống và gốc ghép.
3.Quản lý đất và giá thể.
4.Phân bón và chất phụ gia.
5.Nước tưới.
6.Sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật.
7. Thu hoạch, bảo quản và vận chuyển sản phẩm.
8.Quản lý và xử lý nước thải.
9.Người lao động.
10.Ghi chép, lưu dữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm.
11.Kiểm tra nội bộ.
12.Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
(Nguồn: vinacert.vn)





0 nhận xét:

Đăng nhận xét